Tiếng việt
English

Giới thiệu những nội dung cơ bản dự thảo sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ (Đầy đủ)

Giới thiệu những nội dung cơ bản dự thảo sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ

 

3.3.26 Sửa đổi khoản 2 Điều 123 (Quyền của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp), theo đó chỉ quy định tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý để phù hợp với quy định sửa đổi của Điều 121 về chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý.

 

3.3.27 Sửa đổi điểm b khoản 5 Điều 124 (Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp) theo hướng thay hành vi "lưu thông" thành các hành vi “bán, trưng bày để bán, vận chuyển” (như quy định tại Điều 21 Nghị định 103/2006) nhằm thi hành nghĩa vụ tại Điều 18.77.2 Hiệp định CPTPP quy định phải xử lý hình sự đối với hành vi nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hoá giả mạo nhãn hiệu (hoặc có thể thực hiện cam kết thông qua việc xử lý hành vi phân phối hoặc bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu) ở quy mô thương mại.

 

3.3.28 Sửa đổi khoản 1 và 2 Điều 125 (Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp) theo đó bỏ “tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý” để phù hợp với quy định sửa đổi của Điều 121 về chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý.

 

3.3.29 Đối với nghĩa vụ bảo hộ dữ liệu thử nghiệm đối với nông hóa phẩm và nghĩa vụ bảo đảm thông tin cho chủ thể bằng độc quyền sáng chế thực thi quyền trong thủ tục đăng ký thuốc để thi hành Hiệp định CPTPP, có 2 phương án:

(i) Phương án 1: Sửa đổi Điều 128, cụ thể:

- Bổ sung khoản 3 về nghĩa vụ công bố thông tin về đơn nộp sau nếu cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành dược phẩm cấp phép lưu hành cho người nộp đơn sau dựa vào một dược phẩm đã được cấp phép lưu hành hoặc dữ liệu chứng minh tính an toàn, hiệu quả của một dược phẩm đã được cấp phép lưu hành.

- Bổ sung khoản 4 về nghĩa vụ bảo hộ dữ liệu bí mật trong đơn xin cấp phép nông hóa phẩm với thời hạn 10 năm và cơ chế độc quyền (luôn phải xin phép chủ sở hữu dữ liệu), trừ trường hợp việc cấp phép là cần thiết để bảo đảm an ninh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc nhu cầu cấp thiết khác của xã hội.

(ii) Phương án 2: Tương tự như phương án 1 nhưng tách quy định về bảo hộ dữ liệu nông hóa phẩm thành Điều 128a với nội dung tương tự.

 

3.3.30 Sửa đổi điểm d, khoản 1 Điều 130 (Hành vi cạnh tranh không lành mạnh), cụ thể bổ sung cụm từ “với dụng ý xấu” vào hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng để làm rõ hành vi này chỉ bị xác định là cạnh tranh không lành mạnh khi được thực hiện “với dụng ý xấu” để phù hợp với pháp luật về công nghệ thông tin và viễn thông, cũng như phù hợp với pháp luật quốc tế, cụ thể là Hiệp định CPTPP.

 

3.3.31 Bổ sung Điều 131a về quy định đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì sự chậm trễ trong việc cấp phép lưu hành dược phẩm để thi hành nghĩa vụ tại Hiệp định EVFTA. Lời văn của Điều này được lấy từ Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định EVFTA.

 

3.3.32 Bổ sung điểm d, khoản 1 Điều 145 (Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế), theo đó bổ sung căn cứ chuyển giao bắt buộc, theo đó có thể yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng đối với sáng chế để đáp ứng nhu cầu của nước nhập khẩu đủ điều kiện theo quy định của Hiệp định TRIPS.

 

3.3.33 Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 146 (Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc), cụ thể như sau:

a) Sửa đổi điểm b và bổ sung điểm đ khoản 1 theo hướng sửa đổi quy định về hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc để bảo đảm cho phép xuất khẩu dược phẩm được sản xuất theo quyền được chuyển giao theo quyết định bắt buộc;

b) Sửa đổi điểm d khoản 1:

Phương án 1: sửa đổi điểm d khoản 1 theo hướng loại trừ nghĩa vụ trả khoản tiền đền bù cho người nắm độc quyền đối với sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc tại nước nhập khẩu trong trường hợp quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc để nhập khẩu dược phẩm theo cơ chế của Điều 31bis Hiệp định TRIPS và khoản tiền đền bù đã được trả khi sử dụng sáng chế chuyển giao theo quyết định bắt buộc tại nước xuất khẩu.

Phương án 2: giữ nguyên quy định hiện hành và trong trường hợp có bất kỳ vướng mắc nào khi nhập khẩu dược phẩm được sản xuất theo cơ chế của Điều 31bis Hiệp định TRIPS thì áp dụng trực tiếp quy định của Điều này theo nguyên tắc của Luật Điều ước quốc tế năm 2016.

 

3.3.34 Sửa đổi khoản 1 Điều 151 (Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) với 2 phương án:

(i) Phương án 1: Chỉ quy định dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp là việc thay mặt cho tổ chức, cá nhân thực hiện các giao dịch trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.

(ii) Phương án 2: Xác định dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chỉ bao gồm đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp và chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.

 

3.3.35 Sửa đổi khoản 1 Điều 153 (Trách nhiệm của đại diện sở hữu công nghiệp), theo đó làm rõ trách nhiệm thông báo rõ các khoản, các mức phí và lệ phí theo quy định của Nhà nước liên quan đến thủ tục xác lập và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp cho khách hàng; bổ sung trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức đại diện cho cơ quan Nhà nước theo định kỳ.

 

3.3.36 Sửa đổi khoản 2 Điều 154 (Điều kiện kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp), theo đó bỏ điều kiện “Có đăng ký ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp” để phù hợp với Luật Doanh nghiệp.

 

3.3.37 Sửa đổi Điều 155 (Điều kiện hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp) với 2 phương án:

(i) Phương án 1: Quy định cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải có bằng tốt nghiệp đại học đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh; hoặc có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khoa học kỹ thuật đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Cá nhân là luật sư được phép hành nghề theo Luật Luật sư thì đủ điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh.

(ii) Phương án 2: Tương tự như phương án 1 nhưng yêu cầu bằng tốt nghiệp đại học phải là ngành luật (đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, chống cạnh tranh không lành mạnh, bí mật kinh doanh) hoặc bằng đại học ngành luật và bằng đại học chuyên ngành khoa học kỹ thuật (đối với trường hợp hành nghề trong lĩnh vực sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí).

 

3.4 Về Phần Quyền đối với giống cây trồng

 

3.4.1 Sửa đổi bổ sung Điều 157 (Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng), theo đó tại khoản 2 làm rõ “đối xử quốc gia” (Điều 4 Luật 1991 Công ước UPOV) khi chỉ có nghĩa vụ bảo hộ cho công dân và cư dân các quốc gia thành viên UPOV được đối xử như công dân Việt Nam.

 

3.4.2 Bỏ quy định điều kiện giống được bảo hộ tại Điều 158 (Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ) là “thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành” do quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật 1991 Công ước UPOV quy định: “Mỗi Bên ký kết sẽ áp dụng bảo hộ cho tất cả các chi và loài cây trồng muộn nhất là khi kết thúc thời hạn 10 năm kể từ ngày nói trên”. Việt Nam tham gia Công ước UPOV ngày 24/12/2006 như vậy kể từ 25/12/2016 có quyền lợi và nghĩa vụ bảo hộ tất cả các chi và loài cây trồng.

 

3.4.3 Sửa đổi, bổ sung Điều 163 (Tên của Giống cây trồng) nhằm làm rõ hơn trình tự cơ quan quản lý Nhà nước yêu cầu tác giả có trách nhiệm đổi tên giống trong các trường hợp tên giống không đúng quy định. Ngoài ra làm rõ trách nhiệm của cơ quan thẩm quyền Việt Nam trong việc thẩm định tên giống trong khuôn khổ các quốc gia Thành viên UPOV cũng như tác giả khi sử dụng tên như nhau ở các nước Thành viên.

 

3.4.4 Sửa đổi Điều 165 (Đăng ký quyền đối với giống cây trồng) theo hướng thực hiện chủ trương cải cách hành chính của Chính phủ mà cụ thể là loại bỏ các điều kiện quy định Tổ chức hành nghề dịch vụ đại diện ở Luật cũ nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức này.

 

3.4.5 Sửa đổi Điều 171 (Hủy bỏ hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng) cho đúng với bản chất khi hủy bỏ hiệu lực bằng bảo hộ mà không phải là đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.

 

3.4.6 Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 176 (Thẩm định hình thức đơn đăng ký bảo hộ) để phù hợp với quy định tại điều 158 về điều kiện giống được bảo hộ khi phải có trong Danh mục giống cây trồng được bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành; Bổ sung quy định đơn không hợp lệ tại điểm b “Không thực hiện các yêu cầu phục vụ việc thẩm định nội dung đơn theo thông báo chấp nhận đơn” nhằm có căn cứ từ chối đơn tránh hiện tượng người nộp đơn xong không nộp mẫu giống gây tình trạng tồn đọng đơn quá lâu do không thể thẩm định nội dung theo quy định của Điều 178.

 

3.4.7 Bổ sung đối tượng “sản phẩm chế biến từ vật liệu thu hoạch của giống cây trồng được bảo hộ” ở khoản 2 Điều 186 (Quyền của chủ bằng bảo hộ) nhằm tương thích với Điều 3 của Luật.

 

3.4.8 Sửa đổi Điều 188 (Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng) nhằm bao quát các trường hợp vi phạm kể cả thời gian được bảo hộ tạm thời cũng như sử dụng tên giống trái quy định tại Điều 163.

 

3.4.9 Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 189 (Quyền tạm thời đối với giống cây trồng) nhằm làm rõ 2 mục tiêu: (i) Quyền tạm thời không chỉ giới hạn ở hành vi khai thác thương mại mới là vi phạm mà quyền còn được áp dụng tới các hành vi quy định tại Điều 186 và Điều 187; (ii) Chủ sở hữu chỉ được thông báo sau khi đơn được công bố đã chấp nhận hợp lệ.

 

3.4.10 Sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 190 (Hạn chế quyền của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng) với việc bổ sung giới hạn giữ giống (giao cho Chính phủ ban hành giới hạn) cho vụ sau nhằm phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay đồng thời tương thích với Công ước UPOV do hiện nay quy mô nông dân lớn hơn 15 năm trước (thời điểm ban hành Luật sở hữu trí tuệ) rất nhiều, như đồng bằng sông Cửu Long đã có những nông dân có diện tích lúa canh tác tới hàng trăm ha, đặc biệt số trang trại nông nghiệp có diện tích nhiều ha tăng mạnh trong những năm gần đây. Nếu cho phép những nông dân hoặc điền chủ như vậy giữ giống tiếp thì chủ sở hữu giống sẽ không khai thác giống có hiệu quả và sẽ ảnh hưởng tới việc tạo giống mới phục vụ sản xuất.

 

3.5 Về Phần Bảo vệ quyền

 

3.5.1 Sửa đổi Điều 198 (Quyền tự bảo vệ), theo đó bổ sung nội dung liên quan đến biện pháp công nghệ và thông tin quản lý quyền đã được sửa đổi, bổ sung tương ứng tại Điều 28 và Điều 35 để đảm bảo thực thi trong môi trường số, phù hợp với cam kết quốc tế.

 

3.5.2 Bổ sung Điều 198a (Giả định về quyền tác giả, quyền liên quan) nhằm quy định rõ hơn về tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng, nhà sản xuất tác phẩm điện ảnh, nhà xuất bản, tạo thuận lợi cho thực tiễn thi hành và nâng cao hiệu quả của hoạt động thực thi bảo vệ quyền theo thực thi cam kết quốc tế. đồng thời, luật hóa quy định tại Điều 6 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP về nội dung giả định về quyền tác giả, quyền liên quan.

 

3.5.3 Bổ sung Điều 198b (Quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông) để phù hợp với cam kết tại Hiệp định CPTPP và Hiệp định EVFTA. Luật hóa nội dung thể hiện tại Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL ngày 19/6/2012.

 

3.5.4 Sửa đổi Điều 201 (Giám định về sở hữu trí tuệ), cụ thể như sau:

a) Sửa đổi khoản 1 theo hướng xác định rõ phạm vi của giám định sở hữu trí tuệ và giám định tư pháp về sở hữu trí tuệ.

b) Bổ sung khoản 1a về các lĩnh vực của giám định sở hữu trí tuệ.

c) Sửa đổi khoản 2 về tổ chức được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ để phù hợp với Luật Doanh nghiệp.

d) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 3 với 2 phương án:

(i) Phương án 1: Quy định về giám định viên sở hữu trí tuệ phải hoạt động chuyên môn từ năm năm trở lên và đã qua khóa bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.

(ii) Phương án 2: Tương tự phương án 1 nhưng thay vì chỉ yêu cầu đã qua khóa bồi dưỡng nghiệp vụ giám định thì phải đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định.

đ) Thay khoản 4 mới quy định về nguyên tắc thực hiện giám định.

e) Thay khoản 5 mới nhằm xác định kết luận giám định là một trong các nguồn chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết vụ việc.

 

3.5.5 Sửa đổi Điều 211 (Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính) với 2 phương án:

(i) Phương án 1: Bỏ điểm a khoản 1 để phân định rõ các trường hợp xử phạt bằng biện pháp hành chính và biện pháp dân sự. Bỏ khoản 3 do Luật Cạnh tranh đã bỏ quy định liên quan.

(ii) Phương án 2: Bỏ khoản 3 như phương án 1; Sửa đổi điểm a khoản 1 để vẫn duy trì biện pháp xử lý hành chính nhưng: (i) hoặc chỉ giới hạn ở hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền tác giả, quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng; hoặc (ii) chỉ giới hạn ở hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan để phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam, các cam kết quốc tế và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia.

 

3.5.6 Sửa đổi Điều 213 (Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ), cụ thể tách quy định về hàng hóa giả mạo nhãn hiệu và hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý (bổ sung khoản 2a về khái niệm về hàng hoá giả mạo chỉ dẫn địa lý), thay cụm từ “chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan” bằng cụm từ “chủ sở hữu quyền tác giả hoặc quyền liên quan” tại khoản 3 nhằm tạo thuận lợi cho thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

 

3.5.7 Sửa đổi Điều 216 (Biện pháp kiểm soát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ) với 2 phương án:

(i) Phương án 1: Giới hạn các biện pháp kiểm soát hàng hóa liên quan đến sở hữu trí tuệ tại biên giới chỉ áp dụng đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, giả mạo về chỉ dẫn địa lý và sao chép lậu và chỉ đối với hành vi nhập khẩu; Việc chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan chỉ thực hiện nếu trong quá trình tác nghiệp phát hiện căn cứ rõ ràng để nghi ngờ hàng hóa xuất, nhập khẩu là hàng giả mạo sở hữu trí tuệ.

(i) Phương án 2: Giữ nguyên quy định hiện hành, chỉ bổ sung về chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan như phương án 1.

 

3.5.8 Bổ sung khoản 4 vào Điều 218 (Thủ tục áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan) quy định về trình tự, thủ tục chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan của cơ quan hải quan để phù hợp với quy định về thẩm quyền chủ động tạm dừng làm thủ tục hải quan của cơ quan hải quan theo cam kết trong Hiệp định CPTPP tại Điều 216, cam kết theo Điều 55, 59 Hiệp định TRIPS và tạo cơ sở để hướng dẫn chi tiết trong Nghị định của Chính phủ.

 

Tags

Hãy share để mọi người cùng biết:

Giới thiệu những nội dung cơ bản dự thảo sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ (Đầy đủ) Giới thiệu những nội dung cơ bản dự thảo sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ (Đầy đủ)

Giới thiệu những nội dung cơ bản dự thảo sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ (Đầy đủ)

10/ 10 - 3360 phiếu bầu

Back      Print In      Đã xem : 480
Hình ảnh trụ sở

        Bảng hiệu công ty

Hỗ trợ nhanh

Ms.Tiên/Ms Quyên

phone0938 373 373

Đường đến Đông Dương
Bản đồ
Đăng ký nhận bản tin

© Copyright by  www.dangkynhanhieu.net.vn, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác
Xem giỏ hàng