Tiếng việt
English

Một số vấn đề cần lưu ý khi yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI YÊU CẦU TÒA ÁN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ

 

Khi quyền sở hữu trí tuệ của mình bị xâm phạm thì chủ thể quyền có thể sử dụng các Quyền Tự Bảo Vệ được quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT), trong số đó có quyền khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

 

Các biện pháp dân sự mà tòa án có thể áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 

Liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ khi quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm thì chủ thể quyền khởi kiện có quyền yêu cầu tòa án (a) Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; (b) Buộc xin lỗi, cải chính công khai; (c) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; (d) Buộc bồi thường thiệt hại; (d) Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

 

Nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 

(1) Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: (a) Thiệt hại về vật chất bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại; (b) Thiệt hại về tinh thần bao gồm các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác về tinh thần gây ra cho tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người biểu diễn; tác giả của sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, giống cây trồng.

 

(2) Mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.

 

Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 

(1) Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu tòa án quyết định mức bồi thường theo một trong các căn cứ sau đây: (a) Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất; (b) Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện; (c) Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật; (d) Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng.

 

(2) Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu tòa án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại.

 

(3) Ngoài khoản bồi thường thiệt hại quy định nêu trên, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu tòa án buộc tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải thanh toán chi phí hợp lý để thuê luật sư.

 

Chi phí thuê luật sư

 

(1) Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu được tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu tòa án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

 

(2) Tổ chức, cá nhân lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án buộc bên lạm dụng thủ tục đó phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra, trong đó bao gồm chi phí hợp lý để thuê luật sư. Hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hành vi cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu của thủ tục này.

 

Chỉ có Luật SHTT mới có quy định bên bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nếu được tòa chấp nhận yêu cầu của mình thì bên xâm phạm phải trả chi phí thuê luật sư cho bên Bị xâm phạm, đây là thông lệ quốc tế chỉ có trong Luật SHTT mới có quy định tiến bộ này, trong các tranh chấp khác thì luật không quy định. Đây là sự vênh nhau trong quá trình giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ và các tranh chấp khác. Trong dự thảo mới nhất (ngày 21/03/2022) về Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật SHTT quy định này vẫn được giữ lại mà không thay đổi cho dù trước đó đã có nhiều ý kiến đề nghị bỏ quy định này để thống nhất với các luật khác.

 

Trong thực tế xét xử tòa án đề chấp nhận chi phí luật sư mà bên nguyên đơn yêu cầu, nếu yêu cầu của nguyên đơn được chấp nhận (https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-ve-tranh-chap-quyen-so-huu-tri-tue-so-362018kdtmst-52012https://tuoitre.vn/toa-xu-quach-beem-thua-kien-cong-nhan-ong-truong-minh-nhat-la-tac-gia-bai-tho-ganh-me-20220425161153765.htm?fbclid=IwAR1qmf88zlS0NyOf-0_BfboVXfWO21f0_DQhZEzE5Y2_xjWUQQfhjrjLnqc), tuy nhiên chi phí luật sư phải có hóa đơn chứng từ và ở mức hợp lý.

 

Tuy nhiên nếu lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì người bị thiệt hại sẽ được trả chi phí luật sư nếu có yêu cầu. Thế nào là “lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”, “cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu” vẫn chưa có hướng dẫn nên từ khi có quy định này (được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 2 của Luật số 42/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019) thì tòa án vẫn chưa có vụ nào tuyên về việc trả chi phí luật sư do lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong đó bao gồm cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu, có lẽ phải chờ văn bản hướng dẫn.

 

Nếu các tranh chấp khác mà cũng có quy định về hoàn trả phí luật sư như Luật sẽ hữu trí tuệ thì bên bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp sẽ mạnh dạn hơn trong quá trình khởi kiện và khi đó luật sư cũng có nhiều vụ việc để tham gia hơn.

 

(Bài viết của các luật sư Công ty sở hữu trí tuệ Đông Dương)

 

 

Tags

Hãy share để mọi người cùng biết:

Một số vấn đề cần lưu ý khi yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ Một số vấn đề cần lưu ý khi yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Một số vấn đề cần lưu ý khi yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

10/ 10 - 3374 phiếu bầu

Back      Print In      Đã xem : 1047
Hình ảnh trụ sở

        Bảng hiệu công ty

Hỗ trợ nhanh

Ms.Tiên/Ms Quyên

phone0938 373 373

Đường đến Đông Dương
Bản đồ
Đăng ký nhận bản tin

© Copyright by  www.dangkynhanhieu.net.vn, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác
Xem giỏ hàng