Tiếng việt
English

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

1. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký nhãn hiệu quốc tế tương ứng theo Thoả ước Madrid;
Nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký nhãn hiệu quốc tế tương ứng theo Nghị định thư Madrid.
2. Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam
2.1  Hồ sơ gồm có
Tờ khai yêu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo mẫu C06 (02 bản);
Tờ khai ĐKQTNH theo mẫu của MM2 WIPO (03 bản);
Bản sao Giấy phép kinh doanh nếu chủ đơn là doanh nghiệp (02 bản);
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (đối với Thoả ước) hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (đối với Nghị định thư);
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu có);
Tuyên bố ý định sử dụng nhãn hiệu (nếu nộp vào Mỹ (Mỹ sử dụng mẫu tuyên bố MM18), Singapore, Anh hoặc CH Ai Len, trường hợp tại thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đăng ký chưa được sử dụng tuy nhiên trong vòng 36 tháng kể từ ngày nộp đơn nhãn hiệu sẽ được sử dụng);
Mẫu nhãn hiệu 07 mẫu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu màu phải nộp kèm 05 mẫu nhãn hiệu đen trắng);
03 bản tính phí lần 1 và lần 2 (nếu có) in từ trang tính phí của WIPO;
  Lưu ý: Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu màu sẽ cao hơn lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đen trắng và phí được quy định tại WIPO.
2.2 Một số yêu cầu chung với Đơn ĐKQTNH
  Đơn đăng ký quốc tế được làm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp;
Các loại tài liệu trong Đơn phải được trình bày theo chiều dọc của trang A4 một cách rõ ràng, sạch sẽ bằng hình thức đánh máy và in bằng loại mực khó phai mờ, không tẩy xoá, không sửa chữa;
Các nội dung khai trong Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế phải thống nhất với các nội dung tương ứng đã khai tại Đơn/Văn bằng xuất xứ, bao gồm cả: mẫu nhãn hiệu; phần mô tả nhãn hiệu; danh mục hàng hoá/dịch vụ đã phân loại... và các chỉ dẫn khác;
Nếu nhãn hiệu có chứa các từ có thể dịch nghĩa, thì cần dịch rõ nghĩa theo ngôn ngữ của Đơn quốc tế; 
Nếu nhãn hiệu chứa các ký tự không phải là ký tự La tinh thì phải phiên âm ra ký tự La tinh theo ngữ âm của ngôn ngữ Đơn quốc tế;
Nếu nhãn hiệu chứa các chữ số không phải là chữ số Ả rập hoặc La mã thì phải dịch chữ số đó sang chữ số Ả rập;
Tên người nộp Đơn, Tên người đại diện nếu được viết bằng các ký tự không phải là ký tự La tinh thì phải phiên âm ra ký tự La tinh theo ngôn ngữ của Đơn quốc tế, trường hợp đối với một pháp nhân thì có thể thay bằng một bản dịch sang ngôn ngữ của Đơn quốc tế;
Phân loại hàng hoá/dịch vụ phải trình bày theo các thứ tự các nhóm của Bảng phân loại quốc tế bằng thuật ngữ chính xác, tốt nhất là sử dụng các từ ngữ trong Danh mục theo vần chữ cái của Bảng phân loại nói trên.
2.3 Trình tự xem xét đơn đăng ký
Tiếp nhận Đơn: Cục SHTT tiếp nhận và ghi nhận ngày nộp Đơn nếu Đơn đầy đủ các tài liệu cần có. Ngày này được xem là ngày nhận Đơn tại Văn phòng quốc tế nếu Đơn được chuyển đến Văn phòng trong vòng 2 tháng kể từ ngày Cục SHTT nhận được;
Xem xét sơ bộ về hình thức: Cục SHTT xem xét sơ bộ về hình thức đối với Đơn (Đối chiếu giữa Đơn quốc tế với Đơn/Văn bằng cơ sở; xem xét về hình thức các loại tài liệu) và tiến hành một số thủ tục pháp lý cần thiết (Yêu cầu sửa chữa thiếu xót, bổ sung tài liệu còn thiếu hoặc ký xác nhận và đóng dấu theo yêu cầu của Đơn quốc tế nếu Đơn được coi là đáp ứng yêu cầu về hình thức);
Chuyển Đơn lên Văn phòng quốc tế: trong vòng 2 tháng kể từ ngày tiếp nhận Đơn;
Văn phòng quốc tế tiến hành thẩm định hình thức: thời gian này mọi giao dịch giữa người nộp Đơn và Văn phòng quốc tế đều phải thông qua Cục SHTT kể cả việc sửa đổi tài liệu; hạn chế danh mục hàng hoá/dịch vụ; chuyển giao quyền nộp Đơn...;
Nếu thiếu sót thì yêu cầu sửa chữa, bổ sung;
Nếu đáp ứng yêu cầu về hình thức thì Văn phòng quốc tế sẽ công bố Đơn trên Công báo chính thức của WIPO và chuyển đến từng quốc gia được chỉ định để xem xét bảo hộ;
  Giai đoạn quốc gia: thủ tục thẩm định Đơn ĐKQTNH được tiến hành độc lập ở mỗi quốc gia hoặc tổ chức thành viên của hệ thống Madrid, việc từ chối bảo hộ ở một quốc gia chỉ định không làm ảnh hưởng đến việc xem xét bảo hộ ở các nước chỉ định khác. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực như nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại từng quốc gia thành viên;
Trong giai đoạn này, các quốc gia được chỉ định sẽ xem xét về mặt nội dung đối với Đơn theo các tiêu chuẩn bảo hộ của pháp luật quốc gia mình và sẽ ra các Quyết định Từ chối hoặc Chấp nhận bảo hộ cho Nhãn hiệu cần đăng ký;
  Mọi giao dịch lúc này không thông qua Cục SHTT mà sẽ trực tiếp với Người nộp Đơn hoặc tổ chức đại diện SHTT (nếu có);
Đăng bạ đăng ký quốc tế và công bố trên Công báo: Đăng ký quốc tế sẽ được Văn phòng quốc tế ghi nhận vào đăng bạ quốc tế và công bố trên Công báo. Văn phòng quốc tế sẽ gửi Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu nhãn hiệu quốc tế và thông báo đến Cơ quan của nước xuất xứ và các nước được chỉ định của đăng ký quốc tế đó.
2.4 Thời gian
Đối với các quốc gia thành viên của Thoả ước Madrid: thời gian để các quốc gia này tiến hành xem xét và ra Quyết định từ chối bảo hộ là 12 tháng, nếu sau thời hạn này, các quốc gia được chỉ định không có thông báo gì thì mặc nhiên xem như Nhãn hiệu đã được chấp nhận bảo hộ tại quốc gia đó;
Đối với các quốc gia/tổ chức là thành viên của riêng Nghị định thư Madrid (không đồng thời là thành viên của Thoả ước): thời gian này được nới rộng ra là 18 tháng và có thể kéo dài hơn nữa trong trường hợp từ chối dựa trên Đơn phản đối;
Thời hạn để các quốc gia được chỉ định xem xét bảo hộ tính từ ngày Đơn quốc tế được Văn phòng quốc tế thông báo đến cho các quốc gia được chỉ định đó.
2.5 Chi phí
Phí nộp hồ sơ tại văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
Phí nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký nhãn hiệu quốc tế;
Phí đại diện sở hữu công nghiệp;
Các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế nếu có.
  Vui lòng liên hệ với Công ty Sở hữu Trí tuệ Đông Dương để biết được chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế.
3. Cơ quan nhận đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam
Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định;
Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong vòng 02 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Trường hợp đơn không được người nộp đơn hoàn thiện để gửi đến Văn phòng quốc tế trong thời hạn nói trên thì ngày nhận được đơn tại Văn phòng quốc tế sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế;
Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thông báo kịp thời các yêu cầu của người nộp đơn cho Văn phòng quốc tế và ngược lại, tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.
4.  Hiệu lực của đăng ký quốc tế
Đăng ký quốc tế có hiệu lực trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.
Đăng ký quốc tế phụ thuộc vào Đăng ký cơ sở: trong vòng 5 năm kể từ ngày Đăng ký quốc tế có hiệu lực, nếu Đăng ký cơ sở bị huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ thì Đăng ký quốc tế dựa trên Đơn/Văn bằng cơ sở đó cũng sẽ bị huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực tương ứng.
Sau khi hết thời hạn 5 năm, Đăng ký quốc tế hoàn toàn độc lập với đăng ký cơ sở.
Đăng ký quốc tế chỉ được bảo hộ trong phạm vi các quốc gia được chỉ định trong Đơn ĐKQTNH.
5. Danh sách thành viên của hệ thống Madrid
  Tham gia hệ thống Madrid tại thời điểm hiện nay có 78 quốc gia, trong đó: 46 nước là thành viên của cả Thỏa ước lẫn Nghị định thư (AP), 10 nước là thành viên chỉ của Thỏa ước (A), 22 nước là thành viên chỉ của Nghị định thư (P)
Nhóm 1: Các quốc gia là thành viên của riêng Thoả ước (không đồng thời là thành viên của Nghị định thư) gồm: Angêri; Azecbaijan; Bosnia và Hezegovina; Ai Cập; Kazakhtan; Liberia; San Marino; Sudan; Tatjikistan; và Uzbeckistan.
Nhóm 2: Các quốc gia vừa là thành viên của cả Thoả ước và Nghị định thư, gồm: Anbani; Acmenia; Áo; Belarut; Bỉ; Butan; Bungari; Trung Quốc; Croatia; Cuba; Síp; Séc; CHDCND Triều Tiên; Pháp; Đức; Hungari; Iran; Italia; Kenya; Kyrgikistan; Latvia; Lesotho; Liechtenstein; Luxembourg; Monaco; Mông Cổ; Maroc; Mozanbic; Namibia; Hà Lan; Ba Lan; Bồ Đào Nha; CH Mondova; Rumani; Nga; Serbi & Montenegro; Siera Leon; Slovakia; Slovenia; Tây Ban Nha; Soazilan; Thuỵ Sỹ; CH Ả Rập xi-ri; Macedonia (Nam Tư cũ); Ukraina; và Việt Nam.
Nhóm 3: Các quốc gia, tổ chức là thành viên của riêng Nghị định thư (không đồng thời là thành viên của Thoả ước), gồm: Antigua và Barbura; Úc; Barain; Đan Mạch; Estonia; Cộng đồng châu Âu EU; Phần Lan; Grudia; Hy Lạp; Ai-xơlen; 11.CH Ai-len; Nhật Bản; Lituania; Na Uy; Hàn Quốc; Singapore; Thụy Điển; Thổ Nhí Kỳ; Turkmenistan; Anh; Hoa Kỳ; và Zambia.
6. Liên hệ với chúng tôi
  Để được tư vấn và biết thêm thông tin về đăng ký nhãn hiệu quốc tế vui lòng liên hệ với luật sư chúng tôi:
Công ty Sở hữu Trí tuệ Đông Dương
Địa chỉ: 60/1 Tôn Thất Tùng, phường Bến Thành, quận 1, TP.Hồ Chí Minh
Hotline (24/7): 0943117117 – 0938373373 (Luật sư Nguyễn Hoàng Hải)
Email: nhanhieu@tuvanluatvietnam.vn

 

Tags

Hãy share để mọi người cùng biết:

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế

10/ 10 - 3318 phiếu bầu

Back      Print In      Đã xem : 4623
Hình ảnh trụ sở

        Bảng hiệu công ty

Hỗ trợ nhanh

Ms.Tiên/Ms Quyên

phone0938 373 373

Đường đến Đông Dương
Bản đồ
Đăng ký nhận bản tin

© Copyright by  www.dangkynhanhieu.net.vn, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác
Xem giỏ hàng