Tiếng việt
English

Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký mã vạch phần 1

Câu 1: 

Công ty con nhập sản phẩm từ nước ngoài về, đóng gói (lấy tên của công ty con) và phân phối tại thị trường Việt Nam, vậy mã vạch của những sản phẩm này có lấy trong quỹ số của công ty Mẹ hay không? Hay phải đăng ký mã số mã vạch khác?

Trả lời:

Công ty con nhập sản phẩm từ nước ngoài về, đóng gói (lấy tên của công ty con) và phân phối tại thị trường VN, thì công ty con nên đăng ký một Mã doanh nghiệp riêng để cung cấp cho các nhãn hàng đó và các nhãn hàng khác tương tự sau này (nếu có).
Câu 2: Công ty tại Mỹ có nhãn hiệu riêng là A, yêu cầu công ty tại Việt Nam sản xuất, đóng gói và vận chuyển hàng qua bên đó, nghĩa là sản phẩm hoàn thành dưới nhãn hiệu A, sản xuất và đóng gói tại Việt Nam. Vậy trên bao bì sản phẩm A đó có gán được MSMV của công ty Việt Nam này không? Hay là công ty A đó phải đăng ký MSMV tại Mỹ, và phía công ty Việt Nam có được in MSMV của công ty A trên bao bì kg? có phải gửi công văn thông báo cho Tổng Cục không?
Trả lời: Công ty tại Việt Nam (gia công) sản xuất đóng gói và hoàn thành sản phẩm cho công ty A và hàng xuất trở lại cho bên công ty A:
Trong trường hợp nếu công ty A có MSMV và yêu cầu công ty Việt Nam in MSMV này trên sản phẩm mà công ty Việt Nam gia công đó thì công ty Việt Nam phải làm thủ tục thông báo cho Tổng cục việc sử dụng mã nước ngoài trên sản phẩm.
Nếu công ty A chưa đăng ký MSMV thỉ nên hỏi thủ tục hải quan (xem có yêu cầu phải có mã vạch trên hàng xuất sang nước của công ty A không) và hỏi công ty A xem nước họ có yêu cầu có mã vạch không, mã vạch về họ tự in hay họ ủy quyền cho mình in.
Câu 3:  MSMV biểu hiện như thế nào trên bao nhiêu bao bì hàng hóa?
Trả lời: Mã vạch là Một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định để thể hiện mã số (hoặc các dữ liệu gồm cả chữ và số) dưới dạng máy quét có thể đọc được.
Bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng.
MSMV được in trực tiếp lên đối tượng cần quản lý như thương phẩm, vật phẩm, các thùng hàng để giao nhận/ vận chuyển.
Câu 4:  Tại sao cần cả mã số và mã vạch? Không thể một trong hai, hoặc mã số hoặc mã vạch?

Trả lời:

Để luận giải cho việc tại sao cần cả MS lẫn MV, chúng ta hãy hình dung công tác quản lý tại một siêu thị lớn kinh doanh một lúc hàng ngàn loại thương phẩm khác nhau. Mỗi loại thương phẩm có cùng đặc tính và giá tiền lại được nhập về từ hàng trăm nhà cung cấp khác nhau mà tốc độ tiêu thụ mỗi loại hàng cũng khác nhau tức nhu cầu quản lý để nhập tiếp mỗi loại hàng cũng khác nhau...
Như chúng ta biết, mã số là do con người ấn định để gán cho đối tượng cần quản lý. Nếu không dùng biện pháp mã hóa từng thương phẩm bằng mã số thì nhà quản lý sẽ mất nhiều công sức, thời gian cũng như giấy tờ để mô tả chúng bằng chữ viết. Khi không cần quét tự động người ta sẽ chỉ đặt mã số. Mã số ở đây chính là chìa khóa mở ra kho chứa toàn bộ dữ liệu liên quan đến thương phẩm, nhưng mã số có nhược điểm là máy móc chưa đọc được do vậy khi con người xử lý sẽ không thể tránh khỏi sai sót với tốc độ chậm.
Để giải quyết vấn đề này, mã số đã được mã hóa thành mã vạch (tức là một dãy các vạch và khoảng trống song song xen kẽ được sắp xếp theo một qui tắc mã hóa nhất định) dưới dạng máy quét có thể đọc được. Kết quả là chúng ta thấy khi bán hàng trong siêu thị, nhân viên bán hàng chỉ việc dùng máy quét để quét mã vạch trên thương phẩm.
Nhờ ứng dùng phần mềm và công nghệ thông tin kết hợp MSMV mà công tác quản lý cũng như kinh doanh đã trở nên nhanh chóng, chính xác, tự động.... đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.
Câu 5:  Có bao nhiêu loại MSMV?
Trả lời: 5.1  Các loại mã số GS1 gồm:
Mã địa điểm toàn cầu GLN;
Mã thương phẩm toàn cầu GTIN;
Mã conenơ vận chuyển theo xêri SSCC;
Mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI;
Mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;
Mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI ;
5.2  Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1:
Mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14;
Mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128;
Ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR...
5.3  Mỗi loại MSMV được thiết kế chỉ để ứng dụng cho một đối tượng đặc thù nên không thể thống nhất thành một được.
Câu 6:  Cách đọc MSMV?
6.1  Cách đọc mã số: Cấu trúc của mã số thương phẩm toàn cầu loại thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam là mã GTIN 13 gồm 13 chữ số. Khi đọc mã số này chúng ta đọc từ trái sang phải theo thứ tự sau:
Ba chữ số đầu tiên 893 thể hiện Mã quốc gia GS1 do Tổ chức GS1 quản trị và cấp cho Việt Nam;
Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định doanh nghiệp do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1;
Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật phẩm do tổ chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình;
Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra (được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán xác định của GS1).
6.2  Cách đọc mã vạch: Dùng máy quét mã vạch
Câu 7:  Yêu cầu buộc phải có MSMV trên hàng hóa?
Trả lời:

Không bắt buộc

Tại Việt Nam, hiện nay việc sử dụng MSMV là không bắt buộc mà tùy theo nhu cầu của người sử dụng khi thấy cần phải sử dụng MSMV để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, kinh doanh của mình.

Câu 8: Công ty tôi là công ty A trước đây đã đăng ký Mã số mã vạch và đã được Tổng cục TCĐLCL cấp mã số doanh nghiệp. Hiện nay công ty tôi đang tiến hành thủ tục giải thể và có một Công ty B mua lại công ty của tôi và muốn sử dụng lại mã số mã vạch chúng tôi đã được Tổng cục cấp lên sản phẩm. Trong trường hợp này công ty tôi (công ty A) và Công ty B phải làm những thủ tục gì?
Trả lời: Vì Mã số doanh nghiệp đã được Tổng cục cấp cho công ty là chỉ có công ty mới được quyền sử dụng, không có quyền tự chuyển đổi nên trong trường hợp này các công ty phải tiến hành các thủ tục sau:
-  Công ty A: Làm thủ tục xin ngừng sử dụng mã số doanh nghiệp đã được cấp. Thủ tục gồm các giấy tờ sau:
+ Công văn xin ngừng sử dụng MSMV
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng MSMV đã được cấp (bản gốc)
+  Bằng chứng đã hoàn thành nghĩa vụ phí đến thời điểm xin ngừng
- Công ty B: Xin đăng ký sử dụng Mã số doanh nghiệp mà công ty A đã sử dụng. Thủ tục gồm các giấy tờ sau: + Công văn xin sử dụng lại Mã số doanh nghiệp của công ty A
+ Hồ sơ đăng ký sử dụng MSMV
+ 01 bản sao giấy phép kinh doanh.
+ Đóng phí đăng ký và duy trì năm đầu tiên như với 1 công ty đăng ký mới.
Câu 9:  Doanh nghiệp tôi đã được cấp mã số doanh nghiệp. Hiện nay chúng tôi ra thêm sản phẩm thì chúng tôi có phải đăng ký mã số doanh nghiệp khác không?
Trả lời: Khi đã được cấp mã số doanh nghiệp thì doanh nghiệp có thể dùng mã số doanh nghiệp của mình phân bổ cho các sản phẩm của mình. Nếu doanh nghiệp đã được cấp mã doanh nghiệp 10 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 01 đến 99 ; Nếu doanh nghiệp đã được cấp mã doanh nghiệp 9 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 001 đến 999 ; Nếu DN đã đựoc cấp mã doanh nghiệp 8 chữ số, doanh nghiệp được phân bổ mã số sản phẩm từ 0001 đến 9999. Việc phân bổ mã số cho các sản phẩm của mình sẽ do DN tự phân bổ sao cho các sản phẩm không bị trùng lặp mã số. Tuy nhiên khi phân bổ mã số cho các sản phẩm, DN phải cập nhật bản danh mục sản phẩm đã gán mã số mới nhất cho Tổng cục. Khi nào sử dụng hết quỹ số đã được cấp, DN có thể đăng ký mã số doanh nghiệp khác.

Câu 10:

Mã đáp ứng nhanh QR (quick response) là gì ?
Trả lời:

Mã vạch QR là một trong các loại mã vạch hai chiều, do một công ty của Nhật thiết kế chế tạo. Do có nhiều ưu việt nên mã vạch QR đã được tiêu chuẩn hóa thành tiêu chuẩn quốc tế (ISO/IEC 18004) để áp dụng chung trên toàn thế giới. Việt Nam đã công nhận ISO/IEC 18004 thành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 7322) về loại mã này.

Các đặc tính ưu việt của mã vạch QR là:

Mã hóa được số lượng lớn thông tin và hình ảnh;
 Tiết kiệm diện tích;
Mã hóa được tất cả các loại ký tự (tiếng Anh, Trung Quốc, Nhật Bản ...);
Chính xác và an toàn khi quét.
Hiện một số cơ quan đang có nhu cầu sử dụng mã QR trong quản lý nhân sự (công chức, bệnh nhân ...) và vật phẩm (phụ tùng, chi tiết lắp ráp...).
Câu 11:  Kế hoạch nguồn lực công ty ERP (Enterprise Resource Planning) là gì?
Trả lời: Việc sử dụng thương mại điện tử một cách hiệu quả đòi hỏi dữ liệu phải được truyền bằng một nguồn điện tử. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ dùng rất nhiều loại cơ sở dữ liệu, bao gồm cả các bảng excel. Cách tốt nhất để quản lý dữ liệu nội bộ của công ty là sử dụng hệ thống phần mềm lập Kế hoạch nguồn lực công ty ERP. Hệ thống cung cấp các chức năng kinh doanh chính hoàn toàn tự động.
  Nói cách khác, đó là việc sử dụng công nghệ để tích hợp các thông tin từ các chức năng kinh doanh chính của công ty và hài hòa luồng thông tin trong tổ chức. Dữ liệu liên quan đến giao dịch được lấy ra từ ERP và được đưa vào các gói tin thương mại điện tử.
  ERP là một công cụ rất tinh vi, bao gồm việc tự động quá trình sản xuất, kế toán, phân phối, chuỗi cung ứng và nguồn nhân lực.
  Chắc chắn rằng sẽ có công cụ ERP đơn giản dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Câu 12:  Thương mại điện tử GS1 là gì?
Trả lời: Thương mại điện tử GS1 bao gồm các tiêu chuẩn về việc truyền các gói tin thương mại bằng điện tử. Nói ngắn gọn, thương mại điện tử GS1 là thuật ngữ của GS1 về trao đổi dữ liệu điện tử.
  Có 2 bộ tiêu chuẩn GS1 eCom bổ sung cho nhau:
GS1 EANCOM - tiêu chuẩn của GS1 cho EDI truyền thống, là một phần đã được đơn giản hóa của UN/EDIFACT
 GS1 XML - một bộ giản đồ XML mô tả cấu trúc và nội dung của tài liệu kinh doanh.
  Tìm thêm thông tin về các tiêu chuẩn thương mại điện tử của GS1 tại địa chỉ:
  http://www.gs1.org/productssolutions/ecom
Câu 13:  Trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange) là gì?
Trả lời: EDI được định nghĩa là sự truyền các dữ liệu đã được cấu trúc giữa các ứng dụng máy tính, bằng các phương tiện điện tử, không có hoặc có rất ít sự tham gia của con người. Các yếu tố cần thiết của EDI là:
Dữ liệu đã được cấu trúc
Các tiêu chuẩn về gói tin
Trực tiếp từ ứng dụng đến ứng dụng
Sử dụng các mạng viễn thông
Không có hoặc có rất ít sự tham gia của con người.
Hai yếu tố đầu tiên được cung cấp dưới dạng các tiêu chuẩn thương mại điện tử của GS1. Ba yếu tố còn lại có thể được làm cho thuận tiện hơn bằng việc sử dụng Giao diện lập trình ứng dụng API thương mại điện tử GS1 tận tụy.
Câu 14:  Web-EDI là gì?
Trả lời: Web-EDI là sự trao đổi các tài liệu điện tử thông qua một nền tảng cơ sở của internet, phần lớn là sử dụng các mẫu HTML. Người sử dụng điền vào các mẫu sau đó các gói tin được dịch sang tiêu chuẩn EDI tương ứng, ví dụ GS1 EANCOM hoặc GS1 XML và được truyền đến đối tác kinh doanh. Gói tin EDI truyền thống được gửi bởi một đối tác khác được chuyển thành dạng HTML và được gửi cho người sử dụng Web-EDI.
Câu 15:  Các câu hỏi liên quan đến công nghệ phân định bằng tần số radio (RFID-Radio Frequency Identification)
15.1 Tôi đã được xem báo cáo rằng các nhà bán lẻ đã sử dụng , vậy họ có thể cải thiện các quá trình nào với công nghệ này?
Trả lời: Chuỗi cung ứng là ưu tiên chủ yếu của các nhà cung cấp và nhà bán lẻ hàng đầu thế giới đang làm việc trong lĩnh vực này mặc dù tình hình thực tế của mỗi công ty khác nhau. Điều thông dụng nhất trong lĩnh vực logistics là khả năng kiểm tra hàng hóa bằng cách đặt RFID trên mỗi đơn vị vận chuyển. Khi nhà cung cấp thông tin về hàng hóa vận chuyển cho đối tác thương mại, họ có thể đưa thêm số nhận dạng đơn nhất cho mỗi palet, điều này cho phép nhà bán lẻ có thể nhận hàng tự động bằng cách đọc thông tin về Mã điện tử cho sản phẩm (EPC-Electronic Product Code) từ nhãn (tag).
15.2  Sử dụng công nghệ này thì công ty sẽ thu được những lợi ích gì?
Trả lời:  
Cải thiện sự minh bạch và nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc
Cải thiện tình trạng sẵn sàng của sản phẩm trên quầy
Cải thiện sự thử nghiệm của khách hàng
Tối ưu hóa hiệu quả lưu kho và phân phối lao động
Cải thiện tốc độ kiểm tra hàng hóa ra
Cải thiện chất lượng và độ tươi mới của sản phẩm
Tối ưu hóa mức độ lưu hàng để giảm giá thành
Tăng cường khả năng dự báo và lập kế hoạch với một cách tiếp cận có định hướng hơn vào nhu cầu của khách hàng
Phòng chống mất cắp
15.3  Các trường hợp áp dụng chính là gì?
Trả lời: Các nhà bán lẻ có thể áp dụng trong các trường hợp sau trong vòng 3 năm tới:
Quản lý tài sản (RTI - Reusable Transport Items, các vật phẩm vận tải có thể sử dụng lại)
Quản lý kho
Quản lý hàng trả lại
15.4 Trong các trường hợp này có tiêu chuẩn nào của ngành công nghiệp hoặc quy định bán lẻ không?
Trả lời: Có, có các quy định của GS1 EPC toàn cầu được những người sử dụng cuối cùng với tư cách là tác giả phát triển và quản lý. Những công ty này khuyến cáo mạnh mẽ việc áp dụng các tiêu chuẩn GS1 EPC toàn cầu được mô tả trong tài liệu này và phát hành trên trang web của GS1 EPC toàn cầu: www.epcglobalinc.org/standards.
15.5  Có ví dụ nào về các nhà cung cấp đã tìm được giá trị nội tại của họ không?
Trả lời: Các ví dụ như khi các nhà cung cấp sử dụng RFID để nâng cao khả năng quản lý tài sản, truy tìm nguồn gốc và kiểm soát hoạt động. Các thử nghiệm đang được tiến hành để hiểu được làm thế nào RFID có thể cải thiện sự minh bạch trong chuỗi cung ứng giữa các nhà cung cấp của họ với khách hàng, qua đó có thể cải thiện tính sẵn có của sản phẩm và nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
15.6  RFID giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng đối với sản phẩm và nhà kho như thế nào?
Trả lời: Việc sử dụng RFID có thể giúp cho việc bao gói và các sản phẩm có tính tương tác cao hơn. Ví dụ như có thể áp dụng RFID để cung cấp nhiều thông tin hơn về sản phẩm cho người tiêu dùng như thành phần, dinh dưỡng, độ an toàn, truy xuất nguồn gốc, cách sử dụng thông tin… Còn có thể dùng RFID để giúp cải thiện dòng sản phẩm trong cửa hàng, cải thiện tính sẵn có của sản phẩm đối với người tiêu dùng và độ tươi của sản phẩm.

 

Tags

Hãy share để mọi người cùng biết:

Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký mã vạch phần 1 Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký mã vạch phần 1

Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký mã vạch phần 1

10/ 10 - 3334 phiếu bầu

Back      Print In      Đã xem : 3492
Hình ảnh trụ sở

        Bảng hiệu công ty

Hỗ trợ nhanh

Ms.Tiên/Ms Quyên

phone0938 373 373

Đường đến Đông Dương
Bản đồ
Đăng ký nhận bản tin

© Copyright by  www.dangkynhanhieu.net.vn, all rights reserved.

Thiết kế website www.webso.vn
Back to top
Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng
Mua thêm sản phẩm khác
Xem giỏ hàng